Trong bài này chúng ta sẽ học
những mục sau:
- Dùng thẻ <a> để tạo 1 liên kết.
- Dùng thuộc tính href để xác định địa chỉ liên kết.
- Dùng thuộc tính target để định nơi mở tài liệu.
- Dùng thẻ <img> (bên trong <a>) để dùng hình ảnh như 1 liên kết.
- Dùng thuộc tính id (id="giá trị") để tạo đánh dấu trong 1 trang.
- Dùng thuộc tính href (href="#giá trị") để liên kết đến phần đánh dấu.
Siêu liên kết
Nhừng
liên kết đến các trang HTML được gọi là siêu liên
kết.
Bạn
có thể bấm chuột (trái) lên 1 liên kết và "nhảy"
đến 1 tài liệu khác.
Ghi
chú: 1 liên kết
không nhất thiết phải là chữ. Liên kết có thể là ảnh
hoặc bất kỳ đối tượng HTML nào.
Cú pháp
Trong
HTML, liên kết được xác định bằng thẻ <a>:
<a href="url">Liên
kết</a>
Ví dụ:Liên kết nội
Ví
dụ trên là 1 URL đầy đủ (Địa chỉ web đầy đủ).
1
liên kết nội (liên kết nội bộ của trang web) được
xác định bằng 1 đường dẫn URL không có phần
"http://www...."
<a href="html_images.asp">HTML
Images</a>
Màu sắc trong liên kết
Khi
bạn rê chuột lên 1 liên kết, 02 điều sau đây sẽ xảy
ra:
- Dấu mũi tên của con trỏ sẽ đổi thành hình bàn tay.
- Màu sắc của liên kết cũng sẽ thay đổi.
Theo
mặc định, 01 liên kết sẽ thay đổi như thế này (trên
tất cả trình duyệt):
- Một liên kết chưa được bấm sẽ được gạch dưới và có màu xanh
- Một liên kết đã bấm sẽ có gạch dưới và màu tím
- Một liên kết đang được bấm chuột lên sẽ được gạch dưới và màu đỏ.
Bạn
có thể thay đổi màu sắc mặc định, bằng cách sử
dụng CSS với các thuộc tính style.
<style>
a:link {color:green; background-color:transparent; text-decoration:none}
a:visited {color:pink; background-color:transparent; text-decoration:none}
a:hover {color:red; background-color:transparent; text-decoration:underline}
a:active {color:yellow; background-color:transparent; text-decoration:underline}
</style>
a:link {color:green; background-color:transparent; text-decoration:none}
a:visited {color:pink; background-color:transparent; text-decoration:none}
a:hover {color:red; background-color:transparent; text-decoration:underline}
a:active {color:yellow; background-color:transparent; text-decoration:underline}
</style>
Thuộc tính target
Thuộc
tính target xác định nơi mở tài liệu được liên kết.
Thuộc
tính target có 1 trong các giá trị sau:
- _blank – mở tài liệu liên kết trong 1 cửa sổ mới hay tab mới.
- _self – Mở tài liệu liên kết trong chính cửa sổ chứa liên kết( đây là thuộc tính mặc định)
- _parent Mở tài liệu liên kết trong cửa sổ "cha" chứa liên kết.
- _top – Mở tài liệu liên kết trong toàn bộ cửa sổ.
- framename – Mở tài liệu liên kết trong 1 khung được đặt tên.
<a href="http://www.lophocvitinh.com/" target="_blank">Visit
Lớp học vi tính.COM!</a>
Mẹo:
Nếu trang web của bạn bị khóa bởi 1 khung,
bạn có thể dùng thuộc tính target="_top" để bỏ
khung đó.
Ví dụ 2:
<a href="http://www.lophocvitinh.com/html/" target="_top">Lớp
học vi tính!</a>
Dùng ảnh làm liên kết
Ví dụ:
<a href="http://www.lophocvitinh.com">
<img src="smiley.gif" alt="Tự học HTML" style="width:42px;height:42px;border:0;">
</a>
<img src="smiley.gif" alt="Tự học HTML" style="width:42px;height:42px;border:0;">
</a>
Ghi
chú: border:0;
để ngăn ngừa IE9 (hoặc các trình duyệt version cũ) tự
động thêm 1 khung quanh hình ảnh (khi hình ảnh là 1 liên
kết).
Tạo 1 đánh dấu
Đánh
dấu đưuọc dùng để giúp người lướt web có thể nhảy
đến 1 vùng nào đó trên trang web.
Đánh
dấu đặc biệt hữu dụng nếu trang web có nội dung quá
dài.
Để
tạo đánh dấu, bạn phải tạo 1 đánh dấu trước, sau
đó tạo 1 liên kết trỏ đến nó.
Khi
người dùng bấm vào liên kết trình duyệt sẽ cuộn đến
phần đánh dấu đó.
Đầu
tiên, tạo 1 đánh dấu với thuộc tính id:
<h2 id="tips">Useful
Tips Section</h2>
Sau
đó, thêm 1 liên kết nội đến điểm đánh dấu ("Useful
Tips Section"), trong cùng trang đó:
<a href="#tips">Visit
the Useful Tips Section</a>
Hoặc,
thêm 1 liên kết ngoại trỏ tới điểm đánh dấu ("Useful
Tips Section"),trong 1 trang khác.
Ví dụ:
<a href="html_tips.html#tips">Visit
the Useful Tips Section</a>
Tác giả: #drM
Nguồn: Sưu Tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét